Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại suốt 2 năm qua, cướp đi sinh mạng của hơn 4,5 triệu người, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội…, cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi. Chúng ta đều biết những hậu quả đau thương mà cơn bão này để lại, nhưng để nói sâu hơn về bản chất của loại virus này còn rất nhiều điều cần được khám phá.

1. Virus Corona là gì?

Corona là một họ virus gồm nhiều chủng khác nhau, trong đó có SAR-CoV-2 gây nên đại dịch COVID-19 được phát hiện vào năm 2019. Virus Corona được đặt tên theo vẻ ngoài của chúng bởi vì các lớp bên ngoài của virus được bao phủ bởi các protein nhọn bao quanh chúng giống như một chiếc vương miện (“corona” có nghĩa là “vương miện”)

Coronavirus

2. Virus Corona khác với SARS như thế nào?

SARS là viết tắt của Severe Acute Respiratory Syndrome, nghĩa là Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Loại virus Corona gây ra COVID-19 tương tự như loại đã gây ra đợt bùng phát SARS năm 2003, do đó tên gọi của nó là “SARS”: SARS-CoV-2. Các nghiên cứu thấy rằng SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn và xa hơn so với virus SARS-CoV-1 năm 2003. Điều này có thể là do nó dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác, ngay cả từ những người mang virus không có triệu chứng.

3. SARS-CoV-2 có các biến thể khác nhau không?

Có, có rất nhiều biến thể khác nhau của SARS-CoV-2. Giống như các loại virus khác, SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 có thể đột biến. Các đột biến có thể cho phép SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn từ người này sang người khác và như là một nguyên lý của Thuyết Tiến hoá, những biến thể mới chỉ thuộc nhóm “đáng quan ngại” nếu nó có thể lẩn trốn tốt hơn sự truy đuổi của hệ miễn dịch ở những người đã tiêm các dòng vắc xin vốn được tạo ra để nhận diện những chủng virus trước đó. Và sau Delta, chúng ta đang đối phó với Omicron.

SARS-CoV-2

4. SARS-CoV-2 lây lan như thế nào?

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu biết rằng SARS-CoV-2 lây lan qua các giọt bắn nhỏ được phát tán vào không khí khi một người bị nhiễm bệnh hít thở, nói chuyện, cười, hát, ho hoặc hắt hơi. Các giọt lớn hơn có thể rơi xuống đất trong vài giây, nhưng các giọt bắn nhỏ có thể tồn tại trong không khí và tích tụ trong nhà, đặc biệt là nơi tập trung nhiều người và có hệ thống thông gió kém. Đây là lý do tại sao việc đeo khẩu trang, vệ sinh tay và giữ khoảng cách là điều cần thiết để ngăn ngừa Dịch COVID-19.

5. Đại dịch COVID-19 bắt đầu như thế nào?

Trường hợp đầu tiên của Dịch COVID-19 được báo cáo vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, nguyên nhân là do một loại Virus Corona mới sau đó được đặt tên là SARS-CoV-2. SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ động vật và bị biến đổi nên có thể gây bệnh cho người. Nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để có thể lí giải cách thức và lý do tại sao SARS-CoV-2 phát triển để gây ra đại dịch.

6. Thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 là bao lâu?

Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 2 đến 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với virus. Một người bị virus SARS-CoV-2 có thể lây cho người khác trong tối đa hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và họ vẫn lây cho người khác trong 10 đến 20 ngày, tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của họ và mức độ bệnh của họ.

thời gian ủ bệnh covid-19

Nguồn: Vermont Department of Health

7. Triệu chứng của nhiễm virus SARS-CoV-2 là gì?

Các triệu chứng bao gồm: Ho, sốt, ớn lạnh, khó thở, đau nhức cơ, viêm họng, mất khứu giác và vị giác mới phát hiện, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, … Một số người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ, một số người không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể dẫn đến suy hô hấp, tổn thương phổi và cơ tim lâu dài , các vấn đề về hệ thần kinh , suy thận hoặc tử vong.

nhung-trieu-chung-COVID-19-nhe-F0-thuong-gap-1-

Nguồn: Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

8. Nhiễm virus SARS-CoV-2 được chẩn đoán như thế nào?

Việc nhiễm SARS-CoV-2 được chẩn đoán thông qua xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán virus là xét nghiệm phân tử (molecular test), như nucleic acid amplification test (NAAT), RT-PCR test, LAMP test, và xét nghiệm kháng nguyên (antigen test) phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2. Việc chẩn đoán chỉ bằng cách khám là rất khó vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng có thể do các bệnh khác gây ra. Một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 hoàn toàn không có triệu chứng.

chuẩn đoán covid-19

9. Bảo vệ bản thân khỏi sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 bằng cách nào?

Rửa tay: Dù gây ra rất nhiều ca tử vong và được Bộ Y tế các nước phân loại là dịch bệnh nguy hiểm, SARS-CoV-2 lại rất mỏng manh và dễ tiêu diệt khi ở ngoài cơ thể vật chủ (con người). Cấu tạo màng ngoài của virus là một lớp vỏ bọc ưa dầu nhầy nên nếu tiếp xúc với xà phòng, lớp vỏ này sẽ bị phá vỡ và virus sẽ bị tiêu diệt. Đó là lý do mà việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên mỗi 20 phút được khuyến nghị cho mọi người.

hướng-dẫn-rửa-tay-phòng-dịch

Đeo khẩu trang: Con đường xâm nhập chủ yếu của SARS-CoV-2 được biết hiện nay là qua các cơ quan hô hấp của người, bao gồm vùng mũi và họng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giao tiếp trò truyện trong khoảng cách 2 mét giữa hai người đeo khẩu trang sẽ giảm thiểu nguy cơ lây lan Sars-CoV-2 lên đến 85-95%. Các loại khẩu trang nhiều lớp được thiết kế vừa khít với khuôn mặt và chắn được giọt bắn phát tán cũng như lọc được giọt bắn xâm nhập được khuyên dùng cho mọi trường hợp giao tiếp ở nơi đông người.

Sát khuẩn mũi họng: Khi xâm nhập cơ thể người, tải lượng virus SARS-CoV-2 những ngày đầu tiên còn rất thấp và chủ yếu tập trung ở vùng khoang mũi, sau đó xuống khu vực họng hầu. Với những dòng virus hoặc vi khuẩn thông thường, dịch nhầy chiếm đến hơn 90% là nước và các thành phần khác ở khoang mũi họng cũng có thể giúp bất hoạt và tiêu diệt được. Song SARS-CoV-2 không những không bị tác động gì bởi dịch nhầy mà còn dùng đó làm môi trường ẩm ướt hợp lý để tồn tại và tăng trưởng. Các nhà khoa học chỉ ra vùng khoang mũi có một số lượng ít những tế bào có thụ thể ACE2, được biết là chìa khoá để SARS-CoV-2 gắn tế bào gai S vào và phá hoại tế bào. Quá trình này làm sản sinh một lượng SARS-CoV-2 mới sẵn sàng cho một đợt tấn công sâu hơn và đi đến phổi.

Vì vậy, Bộ Y tế Việt Nam cũng thừa nhận việc sát khuẩn mũi họng thường xuyên với dung dịch có khả năng sát khuẩn sẽ giúp loại trừ được nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2. Những dung dịch xịt mũi họng thông thường như nước muối có thể đáp ứng việc này, song vì không bám dính ở dịch nhầy nên việc sát khuẩn chỉ diễn ra vào thời điểm đó, trong khi việc xâm nhập của virus là bất kì khi nào trong ngày. Vì vậy, những loại dung dịch xịt mũi họng vừa có tính diệt khuẩn, diệt virus, vừa có khả năng bám dính và tồn tại ở dịch nhầy vùng niêm mạc vùng mũi họng sẽ có tác dụng tốt hơn trong việc loại trừ và phòng ngừa các đợt tấn công của các loại vi khuẩn, virus khác nhau kể cả SARS-CoV-2.

Tiêm ngừa: Một số dòng vắc-xin mặc dù chưa trải qua đủ các bước rất nghiêm ngặt của quá trình thử nghiệm lâm sàn trên người, hiện được đa số chính phủ các nước cho phép sử dụng khẩn cấp để ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Mục đích chính của vắc xin là làm cho hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta tập làm quen với một phần của virus SARS-CoV-2 để khi có những đợt xâm nhập thật, hệ miễn dịch nhanh chóng được kích hoạt và đánh chặn.

 

Nguồn tham khảo:

What Is Coronavirus? | Johns Hopkins Medicine: https://www.hopkinsmedicine.org › health
Mốc Thời Gian đối với Người nhiễm COVID-19 có Triệu Chứng: https://www.healthvermont.gov › documents › pdf

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *